D2VN - Warth of the lich king

Phiên bản đầy đủ: Character Attributes - Chỉ số Tiềm năng của nhân vật
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
+ Nhân vật mà bạn chơi mang trong mình một vài chỉ số đặc biệt quan trọng, được gọi là các Chỉ số Tiềm năng (Character Attributes). Chúng là cái có ảnh hưởng lớn tới những năng lực mà nhân vật có thể sở hữu trong suốt cả trò chơi.

+ Mỗi một loại nhân vật (Character class) (hay còn gọi là Môn phái) sẽ bắt đầu trò chơi với những giá trị khởi đầu của những chỉ số này khác nhau, tiêu biểu và đặc trưng cho môn phái của họ.

+ Các chỉ số này bao gồm: Strength (Sức mạnh) – Dexterity (Thân pháp) – Vitality (Sinh khí) – và cuối cùng là Energy (Nội công).

+ Không có một giới hạn nào dành cho các chỉ số này. Bạn có thể tăng chúng lên cao bao nhiêu cũng được. Tuy nhiên, vì bạn chỉ nhận được có 5 điểm Tiềm năng (Stat points) cho mỗi lần lên level mà thôi (cộng thêm 5 điểm kiếm được khi đi làm Quest nữa), thế nên đối với tổng điểm Tiềm năng mà bạn có thể kiếm được thì có một giới hạn. ^^

Strength (Sức mạnh) sẽ ảnh hưởng tới lượng sát thương do bạn gây ra cũng như những loại áo giáp và vũ khí mà bạn có thể trang bị. Chỉ số sát thương này sẽ được máy hiển thị ngay bên phải phần Sức mạnh. Nó cho bạn thấy bao nhiêu damage mà các skill được đặt ở tay phải và tay trái của bạn sẽ gây ra cho đối thủ.

+ Không một loại vũ khí hay áo giáp nào đòi hỏi bạn quá 253 Sức mạnh. Hơn nữa, gia tăng Sức mạnh lên tới hơn 253 cũng sẽ chỉ cho ta thêm rất ít damage, thế nên bạn hãy sử dụng điểm của mình vào những việc khác.

+ Có lẽ chỉ có Paladin và Barbarian là những người cần đến những loại giáp hạng nặng mà thôi, do đó họ cũng là những môn phái duy nhất phải băn khoăn đến việc có nên tăng Strength của mình lên tới 253 hay không. Amazon sử dụng cung chẳng hạn, không bao giờ cần hơn 134 Sức mạnh, cho dù tăng thêm thì đúng là bạn có thể mặc được áo giáp và đai lưng mạnh hơn thật. Amazon giáo và nỏ cũng chỉ đòi hỏi có 152. Necromancer và Sorceress là những người tốn ít point vào Sức mạnh điển hình nhất. Tuy nhiên, họ cũng có thể cân nhắc việc cộng thêm nhằm sử dụng được những món đồ Unique (Hoàng kim) đặc biệt được thiết kế riêng cho môn phái mình.

+ Thật ra, để có thể mặc được các loại giáp mạnh hơn thì tăng thêm Strength cũng là điều hay. Tuy nhiên, trước khi vung tay tiêu xài quá nhiều điểm mà mình đã phải vất vả lắm mới kiếm được, bạn hãy luôn nhớ một điều rằng: Những món đồ phép thuật thường có dòng thuộc tính làm giảm bớt Sức mạnh đòi hỏi. (Đó là dòng "Requirements –x%".) Thế nên, nếu như là một người khá kỹ tính về khoản đồ đạc của mình, thì có thể rồi bạn sẽ kiếm được một cái có yêu cầu thấp hơn bình thường.

(Lưu ý: Cái này sẽ làm tiêu tốn mất một dòng thuộc tính trên trang bị của bạn đấy - tuy nhiên, nó cũng chả thành vấn đề nếu như bạn kiếm được một món đồ Rare có chữ vàng chẳng hạn, là loại đồ có thể có tới 6 dòng thuộc tính phép thuật.)

+ Chưa hết, mọi nhân vật đều còn có thể mặc các trang bị làm gia tăng thêm Sức mạnh (tất nhiên). Hãy tính đến cả những món đồ này nữa nếu như bạn không đạt đủ yêu cầu cho trang bị mà mình muốn sử dụng nhé. ^^

Attack Damage (Sát thương gây ra khi tấn công) – Dòng đầu tiên sẽ hiển thị damage cho skill bên trái, trong khi dòng thứ hai là của skill bên phải màn hình, bất kể đó là một chiêu tấn công vật lý (ngoại công), hay phép thuật (nội công), hay là một kỹ năng nào khác. Con số này càng cao thì bạn càng gây ra nhiều sát thương hơn cho đối phương trong mỗi cú đánh. Còn nếu như dòng đó bỏ trống, không có gì cả, thì có nghĩa là skill đấy chẳng gây ra damage trực tiếp nào.

Sau đây là các công thức tính damage:
[COLOR="#00FF00"]
Đối với vũ khí ném và cận chiến:[/COLOR]

Final_Min_Damage = Weapon_Min_Damage * (Str + 100) / 100
Final_Max_Damage = Weapon_Max_Damage * (Str + 100) / 100

Đối với cung và nỏ:

Final_Min_Damage = Weapon_Min_Damage * (Dex + 100) / 100
Final_Max_Damage = Weapon_Max_Damage * (Dex + 100) / 100

Total Damage:

Minimum Damage = (Weapon Minimum Damage + (+x To Minimum Damage)) * (1 + StatsBonus + (+x% Enhanced Damage) / 100) * Modifier

Maximum Damage = (Weapon Maximum Damage + (+x To Maximum Damage)) * (1 + StatsBonus + (+x% Enhanced Damage) / 100) * Modifier

Trong đó:

1) Minimum Damage: Sát thương tối thiểu
Maximum Damage: Sát thương tối đa
Weapon Minimum Damage: Sát thương tối thiểu trên vũ khí
Weapon Maximum Damage: Sát thương tối đa trên vũ khí
Final_Min_Damage: Sát thương tối thiểu cuối cùng
Final_Max_Damage: Sát thương tối đa cuối cùng
Total Damage: Sát thương tổng

2) StatBonus (Bổ trợ Tiềm năng): Sát thương bổ sung mà bạn nhận được từ chỉ số Strength (Sức mạnh) và/hoặc chỉ số Dexterity (Thân pháp) của mình. (Tuỳ thuộc vào bạn đang sử dụng loại vũ khí nào).

Cụ thể:

Hammers (War Hammer, Maul, Great Maul cũng như những phiên bản nâng cấp của chúng): 1,1 * Str / 100
Daggers, Throwing Weapons và Assassin Claws: (0.75*str / 100) + (0.75*dex / 100)
Bows và Crossbows: Dex / 100
Amazon Only Spears/Javelins: (0,8 * Str / 100) + (0,5 * Dex /100)
Tất cả các vũ khí khác: Str / 100

Toàn bộ được làm tròn xuống với độ chính xác là 0,01. (Ví dụ: Cầm Hammer và có 157 Sức mạnh thì sẽ có Bổ trợ Tiềm năng là 1,72.)

3) Modifier (Hỗ trợ):

Mặc định = 1
Multiple Shot/Strafe/Lightning Bolt = 0,75
Critical Hit/Deadly Strike = 2
Blade Fury (1-handed weapons) = 0,75
Blade Sentinel/Blade Fury (2-handed weapons) = 0,375
Blade Shield = 0,25

4) +x% Enhanced Damage (+x% ED): Tổng tất cả +x% Enhanced Damage từ các trang bị (jewel trong giáp/mũ/khiên, Lionheart v.v.) và skill (cả skill của bạn, cũng như các loại aura khác và Heart of Wolverine). +x% ED vs demons/undead cũng được tính vào đây. –x% damage từ các skill như Weaken, Taunt (chỉ với quái vật) và Battle Cry cũng được cho vào. Nếu quái vật không có Bổ trợ Tiềm năng hay Skill ED% thì –x% damage sẽ làm giảm damage của chúng xuống theo đúng con số đó. Còn nếu như chúng có aura (Might/Fanaticism) thì –x% sẽ trừ vào Skill ED%.

5) +x% Enhanced Damage từ các loại jewel đặt trong vũ khí sẽ trực tiếp làm gia tăng damage của vũ khí này. Còn nếu như bạn đặt chúng trong giáp/mũ/khiên, thì phần gia tăng sẽ được bổ sung cùng với Bổ trợ Tiềm năng và các skill.

6) +x to Minimum/Maximum Damage trong trường hợp này được tính từ tất cả các loại đồ trên người, trừ trên vũ khí. (Ví dụ như trên áo giáp hay trên charm chẳng hạn.)

7) Damage +x (ví dụ: The Redeemer) cũng được coi là +x to Minimum/Maximum Damage, với +Minimum và +Maximum bằng với con số được thể hiện trên đồ.

Tuy nhiên, cái Character Screen (Bảng thông tin nhân vật) của chúng ta thì sẽ hoàn toàn không đưa chỉ số Damage +x này vào trong quá trình tính toán để hiển thị Damage tổng (Total Damage).

(Đây chính là một trong nhiều lý do khiến cho nó còn được các game thủ trên thế giới trìu mến đặt cho cái tên là "Lying Character Screen". ^^)
Character Attributes - Chỉ số Tiềm năng của nhân vật
[COLOR="#00FF00"]
Dexterity (Thân pháp)[/COLOR] tượng trưng cho sự nhanh nhẹn và khéo léo của bạn. Khả năng ra đòn trúng mục tiêu, cũng như phòng thủ trước các đòn tấn công vật lý - cả cận chiến lẫn viễn chiến - của bạn đều được quyết định bởi Dexterity. Chỉ số này được thể hiện thành hai cái: Một là Attack Rating (Độ chính xác) và hai là Defense Rating (Né tránh) (hay còn gọi tắt là Defense.)

Attack Rating (Độ chính xác) – Dòng đầu tiên sẽ hiển thị Attack Rating cho skill bên trái, còn dòng thứ hai (nằm ở dưới) là của skill ở bên phải màn hình. Con số này càng cao thì có nghĩa là bạn càng có nhiều cơ hội ra đòn chính xác hơn khi giao chiến. Các đòn tấn công phép thuật (nội công) cùng với các skill không phải để chiến đấu sẽ không có chỉ số Attack Rating này, và dòng đó sẽ được bỏ trống.

Các chiến binh theo đường ngoại công (melee) cần phải có Độ chính xác ít nhất là 50-75% để có thể bảo đảm việc đánh trúng đối phương. Nếu như bạn đánh trượt quá thường xuyên, hãy tăng thêm điểm vào Dexterity, hoặc đi tìm (hay đánh bạc ra) một trang bị có khả năng gia tăng Thân pháp. Một điều nữa là nếu như bạn có level cao hơn đối phương thì cơ hội đánh trúng của bạn cũng sẽ được cải thiện. Thế nên, sau khi Dexterity đã được tăng cường rồi thì bạn cũng nên bỏ ra thêm chút thời gian để "cày" thêm cho level của mình đi. ^^

Sau đây là công thức giúp ta tính toán khả năng đánh trúng:

Chance to Hit: 100 * AR / (AR + DR) * 2 * Alvl / (Alvl + Dlvl)

Trong đó:

AR (Attack Rating): Độ chính xác của bạn
DR (Defense Rating): Né tránh của đối phương
Alvl (Level of Attacker): Đẳng cấp của bạn
Dlvl = (Level of Defender): Đẳng cấp của đối phương

ClassBonus (Bổ trợ Môn phái) của Attack Rating đối với từng nhân vật như sau:

Barbarian và Paladin: 20
Assassin: 15
Amazon và Druid: 5
Necromancer: -10
Sorceress: -15

Còn một điều quan trọng nữa, và cũng là nguyên tắc của game mà bạn cần phải lưu ý, đó là: Bất kể có Attack Rating bằng bao nhiêu, khả năng ra đòn chính xác (Chance to Hit) của bạn sẽ không bao giờ thấp hơn 5% hay cao hơn 95%. Đây là giới hạn min-max của chỉ số này, hãy nhớ như vậy.

Defense Rating (Né tránh) – Defense Rating (hay còn được gọi tắt là Defense) phản ánh khả năng né đòn ngoại công (melee attack) trong giao chiến của bạn. Giá trị này càng cao thì bạn càng ít bị đánh trúng. Đưa con trỏ vào phần Defense của mình, và bạn sẽ thấy khả năng đánh trúng bạn của con quái vật cuối cùng mà bạn vừa giao chiến hiện lên.

Nếu như bỏ hết tất cả những trang bị nào trên người có ảnh hưởng tới Defense Rating ra, bạn sẽ thấy Defense của mình = Dexterity / 4 (làm tròn xuống).

Ở đây, có lẽ một lần nữa chúng ta cần nhắc lại nguyên tắc Chance to Hit (CtH) của game: Bất kể có Defense Rating (Né tránh) bằng bao nhiêu, khả năng bị đối phương đánh trúng của bạn cũng sẽ không bao giờ thấp hơn 5%, hay cao hơn 95%. Hãy nhớ như vậy. ^^

Sau đây là một vài câu hỏi thường gặp lên quan đến Defense:

Liệu một chỉ số Defense cao có giúp giảm bớt lượng damage mà tôi phải nhận khi tôi bị đánh hay không?
Không, một chỉ số Defense cao sẽ chỉ làm giảm bớt khả năng đối phương đánh trúng bạn mà thôi.

Tôi mặc vào một cái áo giáp có Defense = 100, thế nhưng tổng số Defense của tôi lại tăng lên tận 200. Tại sao lại như vậy?
ClassBonus đối với Dexterity của bạn có thể đã ảnh hưởng tới cái này, cũng như các skill hỗ trợ (ví dụ như Iron Skin của Barbarian), hoặc là bất kỳ một dòng thuộc tính phép thuật nào làm tăng Dexterity.


[COLOR="#FF0000"]
Vitality (Sinh khí)[/COLOR] sẽ quyết định LifeStamina của bạn.

Stamina (Thể lực) ảnh hưởng tới việc bạn có thể chạy được bao lâu trước khi mệt mỏi và cần phải nghỉ ngơi.

Còn Life (Sinh lực) (hay như ta còn quen gọi đơn giản là Máu) thì thể hiện lượng sát thương (damage) mà ta có thể chịu đựng được trước khi chết. Life bản thân nó không có khả năng tự phục hồi (regenerate). Muốn làm vậy, chúng ta chỉ có cách uống những bình máu (Healing potion), trang bị các món đồ có dòng Replenish Life +x, hoặc ghé thăm các thầy thuốc (healer) trong làng.

Chance of Double Heal (Khả năng được phục hồi máu gấp đôi)

Có một điều mà rất ít người biết, đó là: Mỗi khi uống một bình Healing potion với kích cỡ bất kỳ, bạn đều có cơ hội nhận được một lượng máu nhiều gấp đôi những gì mà bình thường bình máu ấy có thể cung cấp. (Hay quá phải không? ^^)

Chính chỉ số Viltality (Sinh khí) của bạn chứ không phải gì khác sẽ quyết định xác suất trên.

Nếu bạn có Vitality < 200: Chance of Double Heal = (Vit / 4) %

Nếu bạn có Vitality ≥ 200: Chance of Double Heal = (100 – (10000 / Vit)) %

Replenish Life Formula (Công thức tính lượng sinh lực phục hồi)

Như đã nói ở trên, những trang bị nào mang dòng thuộc tính Replenish Life +x sẽ giúp cho máu của bạn giờ đây cũng có khả năng tự phục hồi khi không đầy.

Công thức tính như sau: Số sinh lực phục hồi được mỗi giây = (x * 25) / 256

Ví dụ: Nếu như một món đồ có ghi là Replenish Life +10 thì đeo nó vào bạn sẽ phục hồi được: (10 *25) / 256 = 0,976 máu/giây.

Một công thức gần đúng, đơn giản và dễ nhớ hơn, đó là: Số sinh lực phục hồi được mỗi giây = x / 10

Nói một cách đơn giản: Tức là nếu như bạn có Replenish Life = 30 chẳng hạn, thì mỗi giây bạn sẽ phục hồi được khoảng 30 / 10 = 3 máu.
Character Attributes - Chỉ số Tiềm năng của nhân vật

Energy (Nội công) sẽ quyết định bao nhiêu Mana mà bạn sở hữu.
[COLOR="#FF0000"]
Mana (Nội lực)[/COLOR] là sức mạnh tinh thần của bạn. Mỗi lần sử dụng một số skill nhất định, ví dụ như Fire Bolt của Sorceress hay Double Swing của Barbarian chẳng hạn, bạn đều tiêu tốn mất một ít mana.

Khác với Sinh lực (Life), Mana của bạn hoàn toàn có khả năng tự động phục hồi khi không đầy. Nếu như không có những món đồ hỗ trợ phục hồi Mana nhanh hơn mang dòng Regenerate Mana +x%, hay như là skill Warmth của Sorceress, bình Mana của bạn sẽ tự động tăng dần từ chỗ trống không đến đầy ắp trong vòng 120 giây (hay là 2 phút).

Chance of Double Mana Regeneration (Khả năng được phục hồi Nội lực gấp đôi)

Cũng giống như trường hợp của Sinh lực, mỗi khi uống một bình Mana potion với kích cỡ bất kỳ, bạn đều có cơ hội nhận được một lượng Nội lực nhiều gấp đôi những gì mà bình thường bình mana ấy có thể cung cấp. Và chỉ số Energy (Nội công) của bạn sẽ quyết định xác suất trên.

Nếu như bạn có Energy < 200: Chance of Double Regeneration = (Ene / 4) %

Nếu như bạn có Energy ≥ 200: Chance of Double Regeneration = (100 – (10000 / Ene)) %

Mana Regeneration Formula (Công thức tính lượng nội lực phục hồi)

Công thức dưới đây sẽ giúp bạn tính toán được một người có thể phục hồi được bao nhiêu mana sau một giây:

Lượng Mana phục hồi được mỗi giây = 25 * [[256 * Max_Mana / (25 * 120)] * R] / 256

Kết quả ở trong ngoặc vuông [] sẽ được làm tròn xuống.

Trích dẫn nội dung:
Thông tin dưới đây được viết bởi astroblue Xem bài viết
Làm tròn xuống:

Chỉ lấy phần số nguyên trong con số, còn phần phân số ở phía sau dấu phẩy bỏ hết. Điều này có nghĩa – ví dụ - 1,12 sẽ được coi bằng 1; mà 1,78 chẳng hạn cũng bằng 1. Dù có là 1,9999 cũng mặc.
Trong đó:

Max_Mana: Nội lực tối đa của bạn
R = (100 + %Mana Regeneration) / 100
%Mana Regeneration: Tổng số % Mana Renegerate mà bạn được thưởng từ các skill cũng như trang bị

Ví dụ: Giả sử bạn là một Sorceress và có 900 Mana và level 20 Warmth (tức là +258% Mana Regeneration) chẳng hạn, thì như vậy bạn sẽ phục hồi được:

= 25 * [[(256 * 900) / (25 * 120)] * (100 + 258) / 100] / 256
= 25 * [[230400 / 3000] * (358 / 100)] / 256
= 25 * [76 * 3,58] / 256
= 25 * [272] / 256
= 26,5625 Mana/giây.

Một công thức gần đúng, đơn giản và dễ nhớ hơn, đó là:

Lượng Mana phục hồi được mỗi giây = (Max_Mana * R) / 120

Trong đó:

Max_Mana: Nội lực tối đa của bạn
R = (100 + %Mana Regeneration) / 100
%Mana Regeneration: Tổng số % Mana Regenerate mà bạn được thưởng từ các skill cũng như trang bị

Từ đó, ta có thể đơn giản quá trình tính toán ở trên bằng một kết quả gần đúng như sau: Lượng Mana phục hồi được mỗi giây = (900 * (100 + 258) / 100) / 120 = 26,85 Mana/giây.

Kết luận: Từ những công thức trên, chúng ta có thể rút ra một điều: Càng có nhiều Mana thì tốc độ tự phục hồi Mana của bạn sẽ càng nhanh. Do đó, nếu như muốn đẩy cao tốc độ Mana Regeneration của mình lên, thì bạn hãy tìm mọi cách để tăng cường Nội lực tối đa trước đã (bằng đồ chẳng hạn). ^^
Character Attributes - Chỉ số Tiềm năng của nhân vật

Stamina (Thể lực) ảnh hưởng đến việc bạn có thể chạy được bao lâu. Có nhiều Thể lực hơn cũng tức là bạn có thể chạy được lâu hơn trước khi mệt mỏi và cần phải nghỉ ngơi để phục hồi.

   Những loại áo giáp nặng làm tiêu hao Thể lực nhanh hơn, đồng thời cũng làm giảm Tốc độ di chuyển của bạn
   Không phải mọi loại khiên và áo giáp mà chúng ta vẫn thường mặc hàng ngày đều như nhau. Khoác những bộ áo giáp và/hoặc khiên thuộc loại vừa (medium) hoặc nặng (heavy) lên người sẽ làm cho Thể lực của bạn giảm xuống nhanh hơn, và cùng với đó tốc độ di chuyển (run/walk) của bạn cũng thế. Trong khi đó, áo giáp loại nhẹ (light) thì lại khác, chúng không gặp vấn đề này.

   Sự bất lợi trên sẽ được cộng dồn nếu như bạn có trang bị cả khiên và áo giáp. Thế nên, giả sử, nếu như bị trừ 10% từ khiên và 10% từ giáp chẳng hạn, thì – như một hệ quả tất yếu - bạn sẽ chạy chậm hơn trước tới 20%. Nếu như gặp phải những vấn đề nghiêm trọng với Stamina, hãy chuyển sang dùng các loại giáp và/hoặc khiên hạng vừa và nhẹ.

   Vậy chứ giáp với khiên như thế nào thì được coi là vừa và nhẹ? Well, đây là bản danh sách.

      Light Armor (Áo giáp loại nhẹ, có ArmorSpeed=0, không làm giảm tốc độ di chuyển)
       Quilted Armor / Ghost Armor / Dusk Shroud
       Leather Armor / Serpentskin Armor / Wyrmhide
       Hard Leather Armor / Demonhide Armor / Scarab Husk
       Studded Leather Armor / Trellised Armor / Wire Fleece
       Breast Plate / Cuirass / Great Hauberk
       Light Plate / Mage Plate / Archon Plate

      Light Shields (Khiên loại nhẹ, không làm giảm tốc độ di chuyển)
       Necromancer Shrunken Heads
       Paladin Shields
       Buckler / Defender / Heater
       Small / Round / Luna
       Kite / Dragon / Monarch
       Bone / Grim / Troll Nest
       Spiked / Barbed / Blade Barrier

       Medium Armor (Áo giáp loại vừa, có ArmorSpeed=5; làm giảm 5% tốc độ)
       Ring Mail / Linked Mail / Diamond Mail
       Chain Mail / Mesh Armor / Boneweave
       Splint Mail / Russet Armor / Balrog Skin
       Field Plate / Sharktooth Armor / Kraken Shell
       Gothic Plate / Embossed Plate / Lacquered Plate
       Ancient Armor / Ornate Armor / Sacred Armor

       Medium Shields (Khiên loại vừa, làm giảm 5% tốc độ)
       Large / Scutum / Hyperion
       Gothic / Ancient / Ward

      Heavy Armor (Áo giáp loại nặng, có ArmorSpeed=10, làm giảm 10% tốc độ)
       Scale Mail / Tigulated Mail / Loricated Mail
       Plate Mail / Templar Coat / Hellforged Plate
       Full Plate / Chaos Armor / Shadow Plate

       Heavy Shields (Khiên loại nặng, làm giảm 10% tốc độ)
       Tower / Pavise / Aegis

   Stamina Gain (Công thức tính lượng Thể lực phục hồi)
   Số Thể lực phục hồi được mỗi giây:

   Khi đứng yên: 25 * ([Max_Stamina * R] / 256)

   Khi đi bộ (walking): 25 * ([[Max_Stamina / 2] * R] / 256)

   Kết quả ở trong ngoặc vuông [] sẽ được làm tròn xuống.

   Trong đó:

   Max_Stamina: Thể lực tối đa của bạn
   R = (100 + %Stamina Recovery) / 100
   %Stamina Recovery: Tổng số % Stamina Recovery mà bạn được thưởng từ các skill cũng như trang bị

   Ví dụ: Giả sử có một người có Thể lực tối đa là 167 và tốc độ phục hồi Thể lực là +52% Stamina Recovery đang đi bộ trong làng, như vậy anh ta sẽ phục hồi được: 25 * ([[167 / 2] * (100 + 52) / 100] / 256) = 12,305 Stamina/giây

  Stamina Loss (Công thức tính lượng Thể lực tiêu hao)
   Khi chạy (running) bạn sẽ bị suy giảm Thể lực. Một vài skill và trang bị cho ta dòng thuộc tính -x% Slower Stamina Drain (ví dụ như Treads of Cthon chẳng hạn), nó sẽ giúp ta giảm bớt đi tỉ lệ này.

   Số Thể lực bị tiêu hao mỗi giây = 25 * (40 * (1 + [ArmorSpeed / 10]) * ItemDrainRate / 256)

   Trong đó:

   ArmorSpeed: Chỉ số làm suy giảm Thể lực và tốc độ của khiên và áo giáp đang mặc
   ItemDrainRate: Tổng số % Slower Stamina Drain mà bạn được thưởng từ các skill cũng như trang bị

  Sau đây là một vài câu hỏi thường gặp lên quan đến Stamina:

   Nếu như gặp phải các vấn đề với Thể lực thì tôi phải làm thế nào?
   Nếu bạn thấy rằng mình cạn hết Stamina quá sớm, hãy trang bị những item làm tăng Thể lực tối đa, hoặc cho khả năng phục hồi Thể lực. Đồng thời, lần sau bạn lên level, nhớ cho thêm point vào Vitality.

  Các giải pháp phục hồi Stamina khác
   Stamina Shrine sẽ cho bạn lượng Stamina vô tận trong một khoảng thời gian nhất định. Stamina Shrine cũng có khả năng tự phục hồi, thế nên bạn có thể sử dụng chúng nhiều lần.

   Một vài trang bị sử hữu những dòng thuộc tính phép thuật giúp bạn cải thiện tốc độ di chuyển (x% Faster Run/Walk). Sử dụng những trang bị này không hề làm tiêu tốn Stamina hơn mức bình thường. Bạn có thể thấy chúng mang những cái tên như Pacing, Haste, Speed, và một số Unique cũng như Set Items cũng có công dụng đó. Chúng sẽ giúp bạn chạy nhanh hơn mà không phải mất thêm Stamina.

   Stamina Potion (vốn bán đầy trong shop) có công dụng gần như một Stamina Shrine vậy. Nó cho bạn một lượng Mana vô tận trong 30 giây. Và cứ mỗi lần uống thêm một bình nữa thì khoảng thời gian này lại được cộng dồn lại và kéo dài ra. (Tức là nếu như bạn mà tu liền một lúc hai chục bình như thế, thì bạn sẽ chẳng phải lo nghĩ gì đến Stamina trong vòng 10 phút. ^^)

   Một vài trang bị phép thuật khác thì cho bạn khả năng phục hồi Stamina.

   Kỹ năng Werewolf của Druid cũng cho bạn phần thưởng với Stamina.

   Các chiêu thức trong bảng Passive Combat Skills của Barbarian có khả năng làm gia tăng Thể lực và gia tăng tốc độ. Ngoài ra, anh ta còn có thể dùng Battle Orders Warcry để làm tăng Thể lực tối đa, Sinh lực và Nội lực cho bản thân, cho các đệ tử, cũng như cả party nữa.

   Còn Paladin thì có một Defensive Aura lên là Vigor, cái này có tác dụng gia tăng Tốc độ phục hồi Thể lực, Thể lực tối đa và Tốc độ di chuyển.



Blocking (Đỡ đòn)

Blocking cũng gần giống như Defense vậy, nó quyết định tỉ lệ phòng thủ thành công của bạn trước các đòn ngoại công - gồm cả tầm xa (ranged) và tầm gần (melee) - của đối phương. Nếu như bạn đỡ đòn thành công, bạn sẽ không phải nhận bất kỳ một damage nào. Đưa con trỏ lên trên chỉ số Defense ở trong Character Screen, và bạn sẽ nhìn thấy một tỉ lệ % xuất hiện nếu như lúc đó bạn đang có mang một chiếc khiên. Nếu như bạn không mang khiên, bạn sẽ không thể đỡ đòn (block), và tất nhiên cũng sẽ không thấy gì xuất hiện hết.

   Khi người chơi đỡ đòn, tức là cú đánh đã xảy ra, và đối phương đã đánh trúng bạn.
   
   Tỉ lệ Block sẽ được tính như sau:

   Chance to Block = (BlockShield + BlockBonus) * (Dex - 15) / (CLvl * 2)

   Trong đó:

   Chance to Block: Tỉ lệ đỡ đòn của bạn
   BlockShield: Tỉ lệ %Block cơ bản của chiếc khiên đang sử dụng
   BlockBonus: Tỉ lệ %Block mà bạn được thưởng từ các skill (Holy Shield) và trang bị trên người
   Dex: Chỉ số Dexterity của bạn
   CLvl (Character's level): Đẳng cấp của bạn

Nếu muốn tăng khả năng đỡ đòn này của mình lên, bạn hãy đầu tư thêm point vào Dexterity, đồng thời tìm kiếm những món đồ cho %Block cao.

Thực ra, tỉ lệ Block này vốn là một sự kết hợp giữa một giá trị được gán cho một Character class cụ thể và tổng số %Block mà bạn được thưởng từ các skill và trang bị của mình. Tỉ lệ này đạt đỉnh ở 75%. Nếu như con xúc xắc mà máy đổ ra (để lựa chọn các khả năng một cách ngẫu nhiên) từ chối cú đỡ của bạn, hay là nếu như bạn hoàn toàn không thể đỡ - thì khi đó, và chỉ đến khi đó, các skill né tránh của Amazon (như Dodge, Avoid và Evade) cũng như skill Weapon Block của Assassin mới bắt đầu được check đến.

Một điều cuối mà bạn cần phải lưu ý, đó là trong khi bạn đang chạy thì tỉ lệ đỡ đòn của bạn sẽ chỉ còn có 1/3 giá trị gốc của nó mà thôi. Và do vậy, nó tối đa cũng chỉ đạt 25%.

N: http://fgt.vnexpress.net
hớ hớ @@ rất bổ ích @@ nhưng dài vãi